top of page

Làm sao để hạn chế sửa thiết kế khi làm việc với khách hàng?

Nhiều khách hàng/học viên hay member của Sống Dai Cùng Design cũng thường hay nói Yến là:

m thiết kế thường bị sửa nhiều, mà sao Yến hay nói là khách hàng thường đồng ý ngay bản demo đầu tiên, hay cùng lắm là demo thứ 2 xong là được duyệt rồi? Yến có bí kíp gì ngoài cái tư duy thẩm mỹ hay là kỹ năng thiết kế tốt?

Thiệt ra có một bí kíp mà Yến vẫn luôn thực hiện trong quá trình làm design cho mọi khách hàng - đó là sử dụng TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG THIẾT KẾ.


Về Tư duy phản biện - thì mọi người cứ hiểu nôm na là dùng kiến thức/trải nghiệm của mình để phân tích/đánh giá và đưa ra những lập luận logic để 'phản biện' vấn đề nào đó. 

Vậy thì trong thiết kế, cũng cần áp dụng tư duy này với chính ấn phẩm của mình - trước khi đưa nó đến tay khách hàng - là một trong những 'bí kíp' mà Yến nghĩ là nhờ đó, Yến hạn chế được số lần chỉnh sửa tk nhiều lần như hồi mới vào nghề, hay như nhiều các design khác đang gặp trên thị trường.


Challenge “Trở thành thực tập sinh thiết kế - DIC” tại group Sống Dai Cùng Design là ví dụ điển hình giúp bạn dễ dàng hình dung.


Dưới mỗi bài làm của member, Yến không chỉ nhận xét chung chung về màu - hình ảnh không thôi, mà sẽ còn xét đến nhiều khía cạnh khác.

Dưới đây là 1 vài câu hỏi Yến đặt ra khi chữa bài cho các bạn bên dưới bạn có thể hình dung rõ nét:


1. Khi phát hiện bài lỗi màu, thiếu tương phản Yến sẽ đặt câu hỏi:

Nếu đăng tải ảnh thiết kế này lên FB cá nhân, và lướt nhanh qua thì có thấy logo của thương hiệu không? 

2. Lỗi dùng khung không có chủ đích khiến thiết kế bị rối, nặng nề và khó xác định chủ thể chính, yến sẽ đặt câu hỏi:

Vì sao chỗ này lại đóng khung cụm từ này, nó có ý nghĩa gì hay chỉ làm cho đẹp thôi? Cụm nội dung và CTA đều đóng khung thì đâu mới là CTA, đâu là thông tin? 

3. Lỗi fomo hình ảnh minh họa dễ khiến thiết kế bị nhầm tưởng sai sản phẩm

Vì sao lại thêm quá nhiều hạt vào, nhìn sao giống đang giới thiệu sản phẩm granola? 

Sau đợt chữa bài đầu tiên, nhiều bạn doanh chủ inbox cho Yến chia sẻ rằng, đúng là thấy nó cấn cấn nhưng không biết cấn như nào, đặt câu hỏi ra sao. Thông qua challenge này đã học được rất nhiều thứ.


Yến hay nhắc học viên hãy luôn nhớ đặt mình vào vị trí người thuê mình để tìm ra những thứ có thể "phản biện' lại bản thiết kế của bạn. Từ đó, bạn sẽ có góc nhìn đa chiều hơn khi hoàn thành thiết kế, hạn chế sai sót và phải sửa đi sửa lại khi gửi file đến khách hàng


Vậy thì tư duy phản biện đóng vai trò gì khi làm thiết kế? 


Một là, giúp cải thiện thiết kế qua nhiều lần tư duy và chỉnh sửa

Mỗi khi làm xong, Yến hay tự đặt câu hỏi rằng, nếu tôi là người mua hàng hoặc tôi là chủ doanh nghiệp, tôi sẽ thấy thế nào? Mục tiêu có được truyền tải đúng trong thiết kế này không? Nếu lướt nhanh qua tôi có nhận diện đúng và nhanh thương hiệu và sản phẩm không?

Không có thiết kế nào hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên, nhưng qua mỗi lần chỉnh sửa dựa trên phân tích và phản hồi, sản phẩm sẽ ngày càng tốt hơn.


Hai là giải quyết đúng vấn đề

Mỗi thiết kế đều có mục tiêu cụ thể: truyền tải thông điệp, thu hút khách hàng, xây dựng nhận diện thương hiệu. Tư duy phản biện giúp designer không bị cuốn theo cái đẹp mà quên đi mục tiêu cốt lõi của thiết kế. Trước khi bắt tay vào thiết kế, cần đặt câu hỏi: "Thiết kế này có thực sự giải quyết vấn đề của khách hàng không?"

Nếu làm không tới, đôi khi sẽ dễ gây ra những nhầm tưởng tai hại và đôi khi sẽ phải trả giá bằng rất nhiều tiền “để làm lại” nếu đó là sản phẩm in ấn. Ví dụ như ấn phẩm giới thiệu sản phẩm sữa hạt, nhưng dùng quá nhiều hạt với mục đích vừa trang trí vừa thể hiện nguyên liệu, nhưng làm không đúng cách dễ bị người xem nhầm tưởng bạn đang bán granola chứ không phải bán sữa hạt.


Ba là, đảm bảo sự logic và đạt được mục đích

Một thiết kế đẹp nhưng không có sự sắp xếp hợp lý, không hướng mắt người xem đi theo đúng thông điệp sẽ trở nên kém hiệu quả. Hay như thiết kế phá cách nhưng lại không tuân thủ quy tắc thị giác dễ dẫn đến trải nghiệm người xem không tốt cũng sẽ khiến thiết kế kém hiệu quả. Tư duy phản biện giúp designer kiểm tra xem cách bố cục, màu sắc, kiểu chữ có hỗ trợ hay cản trở việc truyền tải nội dung hay không.


Bốn là, tư duy phản biện giúp hạn chế sự chủ quan của designer

Nhiều designer có xu hướng chạy theo trend hoặc áp đặt phong cách cá nhân hoặc vào mọi thiết kế mà không cân nhắc đến thương hiệu, khách hàng và thị trường. Lúc này, tư duy phản biện giúp designer bước ra khỏi vòng xoáy trend hoặc góc nhìn cá nhân, đánh giá thiết kế từ nhiều góc độ khác nhau để đảm bảo sự phù hợp với đối tượng mục tiêu, thương hiệu.


Năm là, duy trì và phát triển sự sáng tạo của designer

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế, tư duy phản biện không bóp nghẹt sự sáng tạo mà ngược lại, nó giúp sáng tạo có định hướng hơn. Khi đặt câu hỏi "Tại sao chọn thể hiện thế này?", "Có cách nào thể hiện tốt hơn không?", designer sẽ liên tục tìm tòi, đặt câu hỏi, thử nghiệm để tạo ra những thiết kế sáng tạo nhưng vẫn hiệu quả.


Vậy thì làm thế nào để nâng cao tư duy phản biện?


  • Học cách tiếp nhận phản hồi: 

Bất cứ phản hồi dù là tích cực hay tiêu cực sẽ đều mang đến cho bạn bài học. Học cách tiếp nhận và phân tích các phản hồi sẽ cho bạn thêm nhiều gốc nhìn và kinh nghiệm.


  • Thường xuyên tập phân tích: 

Yến có thói quen đi đâu cũng sẽ nhìn các thiết kế và phân tích chúng. Bên cạnh quan sát cuộc sống, Yến sẽ đi thêm các triển lãm, tham khảo thị trường, lắng nghe câu chuyện cuộc sống. Nhờ vậy, Yến dần tích lũy nhiều kinh nghiệm với đa ngành nghề và đa góc nhìn.


  • Luôn đặt câu hỏi trước khi bắt tay thiết kế

Không phải nhìn brief, ghép vài ảnh và nội dung là xong. Bạn cần nhiều hơn thế, thông qua các câu hỏi phản biện sẽ giúp bạn xác định rõ mục tiêu, đối tượng và thông điệp cần truyền tải để tạo ra thiết kế hiệu quả nhất.


Tóm lại, tư duy phản biện không chỉ giúp designer tạo ra những thiết kế đẹp mà còn đáp ứng được tiêu chí 3D: Đúng - Đủ - Đẹp nhằm đảm bảo thiết kế đó có giá trị thực tiễn. Một designer giỏi không chỉ là người biết sử dụng công cụ thành thạo mà còn là người biết đặt câu hỏi, phân tích và liên tục cải tiến. Từ đó, giúp bạn hạn chế tối đa số lần chỉnh sửa, là tiền đề giúp bạn nâng cao chất lượng và sự chuyên nghiệp khi làm dịch vụ.


Trong khóa Truyền Nghề 2025, các dạng tư duy, nhất là tư duy phản biện sẽ đi cùng các bạn học viên xuyên suốt khóa học. Không chỉ giúp bạn biết cách sử dụng mà sẽ hình thành cho bạn thói quen tư duy giúp bạn có thể linh hoạt trong mọi tình huống. Bạn đã thấy hấp dẫn chưa nè?


_

𝐘𝐄𝐍 𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 & 𝐁𝐑𝐀𝐍𝐃 𝐒𝐓𝐘𝐋𝐄

𝐒. Brand Style       

    Website Design       

    Graphic Design


 

Comments


Logo_Yen Design_25.05-03.png
  • Instagram
  • Facebook

Đăng ký tài khoản tại Yen Design & Brand Style để tận hưởng các khoá học, nhận bản tin hàng tuần và nhiều hơn thế nữa!

STUDIO

EST. 2022

VIỆT NAM

BRAND STYLE

WEBSITE DESIGN

GRAPHIC DESIGN

©2021 , BY YEN DESIGN & BRAND STYLE

bottom of page