top of page

Designer - không chỉ khó khăn trong việc tìm kiếm khách mà còn phải liên tục đối mặt với sự thay đổi của thị trường



Để tồn tại và phát triển, Designer không chỉ cần giỏi tay nghề thôi là đủ mà còn phải nhạy bén với thị trường, biết cách thích nghi và phát triển bản thân, có vậy bạn mới có thể xây dựng thương hiệu designer nổi bật và thu hút.


  • Nếu như năm 2021, xu hướng thiết kế tối giản (Minimalism) cùng tone màu trung tính lên ngôi.

  • Đến 2022, phong cách hoài cổ (Nostalgia) và Y2K với những màu sắc rực rỡ, typography phá cách lại thống lĩnh các chiến dịch thương hiệu.

  • Năm 2023, thiết kế 3D, gradient và hiệu ứng thủy tinh (Glass Morphism) trở thành xu hướng chủ đạo.

  • Đến 2024, trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra những thay đổi lớn, từ thiết kế động (Dynamic Typography), hiệu ứng ảo giác (Psychedelic Design) đến việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.


Những trào lưu đến rồi đi, nhưng điều quan trọng là Designer không thể đứng yên, mà cần phải nắm xu hướng, hiểu cách ứng dụng vào thực tế khi làm việc với từng tệp đối tượng khách hàng và ấn phẩm khác nhau.


Nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm,thì người thiết kế còn cần phải cân đo đong đếm đến các yếu tố: vừa phù hợp với mong muốn của khách mà còn đáp ứng được xu hướng và thị hiếu thị trường đối với mỗi ấn phẩm/nhãn hàng khác nhau nữa.


Vậy làm sao để Designer có thể vừa thích nghi với sự thay đổi mà không bị cuốn vào FOMO, vẫn duy trì thu nhập ổn định, thậm chí bứt phá?


Dưới đây là 4 yếu tố Yến rút ra sau 10 năm thực chiến cùng nghề, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích:


Một là, xác định mục tiêu và phác thảo sơ lược lộ trình phát triển

Nhiều người nghĩ rằng làm thiết kế nghĩa là chỉ làm graphic design thôi là đủ. Nhưng thực tế thì khi thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, và việc ngành thiết kế luôn có hàng tá các "ngách trong ngách", nếu chúng ta không có cho mình sự lựa chọn và định hướng rõ ràng để nắm bắt cơ hội liền tay, thì cũng sẽ lạc bước và cảm thấy đuối sức.


Không chỉ làm freelancer mà ngay cả khi bạn làm in-house cũng sẽ cần trau dồi kiến thức liên tục. Bên cạnh đó, kể cả khi làm freelancer hay in-house hay bạn dự định mở thương hiệu riêng, ngoài việc có mục tiêu, bạn cũng phải hiểu biết về thị trường, xác định điểm mạnh, “hành trang” để xác định được đúng con đường.


Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ xác định được tệp khách hàng, biết cần trau dồi kỹ năng gì, đầu tư vào đâu và định vị bản thân ra sao.


Đã từng có thời gian Yến nghĩ, mình vừa biết graphic design, vừa biết quay dựng film, làm 3D chắc chắn sẽ có nhiều khách và tạo ưu thế để phát triển. Nhưng không, mỗi thứ làm một ít, Yến chẳng có thời gian đào sâu từng mảng khiến bản thân chỉ dừng lại ở mức cơ bản dù làm nghề vài năm. Cho đến khi nhận ra cần phải có mục tiêu, đi sâu vào ngách, hiểu mình là ai, có gì, thì chỉ trong thời gian ngắn Yến đã có thể phát triển gấp nhiều lần so với trước kia, công việc cũng dễ dàng hơn và dễ ghi dấu ấn hơn.


Hai là, xác định phong cách thiết kế

Sau khi tìm được ngách phù hợp, bạn cần xác định phong cách thiết kế cho riêng mình. Đây chính là yếu tố giúp bạn tạo dấu ấn và xây dựng thương hiệu cá nhân.


Ban đầu, Yến không quá để ý đến điều này, cho đến khi liên tục nhận được phản hồi từ khách hàng: "Mình ấn tượng với style của Yến nên muốn thiết kế theo phong cách này." Đó là lúc Yến nhận ra phong cách tối giản không chỉ là sở thích cá nhân, mà còn là điểm khác biệt giúp thu hút khách hàng.


Khi được làm việc theo phong cách mình yêu thích và thành thạo, mọi thứ trở nên tự nhiên, trôi chảy. Yến tự tin hơn, các thiết kế cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, không lẫn vào đâu được. Ngược lại, khi làm theo những phong cách không phải sở trường, dù vẫn đảm bảo chất lượng, nhưng cảm giác không thực sự đã.


Thay vì chạy theo mọi phong cách, Yến chọn tập trung vào thế mạnh của mình, kết hợp với xu hướng thị trường để tạo sự khác biệt và phát triển bền vững. Quan trọng là tìm ra phong cách phù hợp với bản thân, thay vì bị cuốn vào vòng xoáy FOMO.


Ba là, dấn thân và "giữ mình" trước thị trường

Không ai thành công ngay từ lần đầu tiên. Yến từng chạy theo xu hướng AI khi nó mới xuất hiện, nhưng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và bỏ cuộc. Lúc đó, AI dường như là một thứ quá sức, thay vì hỗ trợ thì lại khiến công việc thêm rối rắm. Nhưng sau một thời gian quay lại tìm hiểu, thử nghiệm và điều chỉnh, Yến đã học cách biến AI thành trợ thủ đắc lực, giúp tối ưu quy trình làm việc, tìm kiếm thông tin nhanh hơn và nâng cao hiệu suất thiết kế.


Điều quan trọng không phải là chạy theo AI hay bất kỳ xu hướng nào một cách mù quáng, mà là biết cách sử dụng nó sao cho phù hợp với:

  • Tệp khách hàng hiện tại.

  • Xu hướng và thị trường.

  • Ngân sách của mình và khách hàng.

  • Khả năng bảo toàn thiết bị, phần cứng.


Không ít lần dấn thân thử nghiệm và thất bại, nhưng chính những trải nghiệm đó giúp Yến nhận ra rằng thử nghiệm cần đi kèm với sự quan sát và đánh giá đúng thị trường, năng lực của bản thân. Đừng vì FOMO mà đánh mất đi chất riêng của mình. Như tình huống trên, thay vì lo sợ AI sẽ thay thế, hãy học cách biến nó thành một người bạn đồng hành. Cứ tiếp tục dấn thân và trải nghiệm, bạn sẽ tìm được con đường phù hợp nhất cho chính mình.


Bốn là, biến thương hiệu của bạn trở nên khác biệt

Khi dấn thân và trải nghiệm để tìm được ngách và phong cách thiết kế, kết hợp với thực thi nhiều, dần dần bạn sẽ khám phá ra được dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu khiến bạn trở nên khác biệt.


Thị trường ngày càng cạnh tranh, và một Designer có thương hiệu cá nhân mạnh sẽ có lợi thế vượt trội. Khi bạn xây dựng được dấu ấn riêng, khách hàng không chỉ dễ dàng nhận diện mà còn nhớ đến bạn lâu hơn. Đặc biệt, nếu bạn có phong cách thiết kế đặc trưng, khách hàng sẽ bị thu hút và ấn tượng, từ đó hình thành sự tin tưởng và sẵn sàng liên hệ ngay khi cần.


Hãy nhớ, đầu tư vào một portfolio chuyên nghiệp, chia sẻ giá trị thông qua nội dung hữu ích và kết nối với cộng đồng để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Khách hàng luôn sẵn lòng trả mức phí cao hơn cho những người họ tin tưởng và thấy được giá trị thực sự.


Mặc dù bốn điều trên đây đã được chia sẻ rất nhiều, tuy nhiên hầu hết các designer vẫn gặp khó khăn, bởi vì không phải là học công cụ hay cập nhật xu hướng, mà là tìm ra định hướng phù hợp với bản thân. Trong Truyền Nghề 2025, Yến sẽ không chỉ giúp bạn tìm ra con đường phù hợp, mà còn hướng dẫn cách nâng tầm thương hiệu cá nhân, giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và có sức hút hơn trong mắt khách hàng.


Nếu bạn vẫn cảm thấy mơ hồ về con đường phía trước, đừng ngại để Yến giúp bạn nhé!


_

𝐘𝐄𝐍 𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 & 𝐁𝐑𝐀𝐍𝐃 𝐒𝐓𝐘𝐋𝐄

𝐒. Brand Style

      Website Design

      Graphic Design

 

Comments


Logo_Yen Design_25.05-03.png
  • Instagram
  • Facebook

Đăng ký tài khoản tại Yen Design & Brand Style để tận hưởng các khoá học, nhận bản tin hàng tuần và nhiều hơn thế nữa!

STUDIO

EST. 2022

VIỆT NAM

BRAND STYLE

WEBSITE DESIGN

GRAPHIC DESIGN

©2021 , BY YEN DESIGN & BRAND STYLE

bottom of page