Bạn thường mất bao nhiêu thời gian khi tạo một bản thiết kế cho bài social post? Vài ngày, một ngày hay mất một buổi sáng chỉ để tạo ra rất nhiều bản thiết kế khác nhau, nhưng cuối cùng lại bỏ xó vì thấy quá mệt mỏi? Bạn luôn cảm thấy thiết kế không biểu đạt được ý tưởng của mình nhưng không biết lỗi sai nằm ở đâu? Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, thì đây là bài biết thực sự dành cho bạn!
Sở dĩ mình muốn đưa topic này vào bài viết là bởi vì đây là tình trạng mà không chỉ có những ai đang xây dựng Thương hiệu cá nhân (THCN) gặp phải, mà kể cả nhiều designer mới vào nghề cũng có khi loay hoay cả ngày trời chỉ với một bản thiết kế cho social post.
Qua nhiều năm làm việc, bản thân mình cũng đã không ít lần ở trong tình huống như vậy, có khi vò đầu bứt tóc mà thấy sản phẩm thiết kế vẫn cứ chưa ưng ý. May mắn là giờ đây, mình đã không còn gặp phải những chuyện kiểu như vậy nữa. Tuy nhiên, nhiều học viên của mình, hay những người bạn xung quanh mình vẫn đang nằm ở tình trạng chung đó.
Vì vậy, ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho bạn 3 cách để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn tạo ra được bản thiết kế social post đảm bảo tiêu chí: Đúng - Đủ - Đẹp, giúp cho hành trình xây dựng THCN của bạn trở nên thu hút hơn!
1. Phân tích yêu cầu và template – Hãy hiểu rõ bạn đang làm gì
Ngày trước, Yến từng bị cuốn theo việc chọn những template "đẹp", nhưng khi thay nội dung vào thì… chẳng còn đẹp nữa. Lý do là vì một phần là không thực sự phù hợp tiêu chí, quan trọng hơn là do mình đã không phân tích kỹ mục tiêu của thiết kế, mà cứ lao đầu vào tìm kiếm hình ảnh rồi chỉnh sửa mà thôi!
Đừng bắt tay vào thiết kế khi bạn chưa thực sự hiểu bạn đang muốn đạt được điều gì! Hãy dành khoảng 5-10 phút để bắt đầu những phân tích, như là:
Bài post sẽ được đăng ở đâu? Kích cỡ như thế nào?
Thông điệp chính là gì? Đối tượng/Ngành nghề ra sao?
Thiết kế đó dùng cho việc gì? (Vd: để làm một banner, một ảnh bìa Facebook, bài post giới thiệu chương trình gì?,...)
Khi đã trả lời xong những câu hỏi này rồi, bạn đã có đáp án. Sau đó hãy tiếp tục phân tích đến những ý chính-phụ của thiết kế, những yếu tố quan trọng để đưa lên thiết kế là gì.
Ví dụ:
Với bài post giới thiệu workshop, Yến hướng dẫn học viên làm nổi bật tên workshop và tagline, bởi đó là thông tin chính. Các yếu tố khác như thời gian, địa điểm sẽ làm nhỏ hơn nhưng vẫn phải rõ ràng.
Với bài post giới thiệu diễn giả, hình ảnh và thông tin của họ phải chiếm spotlight.
…..

Post giới thiệu chương trình workshop

Post giới thiệu diễn giả workshop
Một khi bạn đã dành thời gian phân tích rõ thông tin, nắm kỹ mục tiêu hướng đến của thiết kế đó, bạn đã đi được gần 50% chặng đường thiết kế rồi đó.
2. Tìm ý tưởng phù hợp – Đừng tự làm khó mình
Rất nhiều designer, hay ngay cả các học viên của Yến ban đầu cũng thường có tư tưởng muốn làm nên một post thiết kế thật là “lộng lẫy” bắt mắt người xem. Nhưng với Yến thì cầu kỳ hay lộng lẫy chưa chắc là một thiết kế đạt chất lượng mà quan trọng là:
"Chỉ cần chỉnh chu, đúng nhận diện thương hiệu, thể hiện đúng thông điệp là được."
Yến thường khuyến khích học viên tận dụng Canva và Pinterest để tìm ý tưởng phù hợp với mục tiêu thiết kế cũng như khả năng thiết kế của chính người đó:
Chẳng hạn:
Với một bài post đơn giản, chỉ cần tiêu đề nổi bật, logo nhỏ gọn, và một hình minh họa phù hợp.
Nếu template trên Canva có sẵn quá phức tạp, hãy chọn những mẫu đơn giản hơn và chỉnh sửa theo cách riêng (thay đổi màu, font, minh họa theo nhận diện thương hiệu của bạn)
Điều quan trọng là bản thân bạn khi làm thiết kế vẫn luôn thấy thoải mái và tự tin khi làm, chứ không bị áp lực phải “phức tạp hóa” thiết kế.
3. Chọn hình minh họa đúng cảm xúc
Thiết kế cần “chạm” vào người xem, trước khi họ lướt ngón tay đến các bài đăng khác trên mạng xã hội. Với Yến, hình minh họa không chỉ để trang trí mà còn phải truyền tải được cảm xúc của tiêu đề.
Ví dụ khi hướng dẫn học viên chọn hình:
Tiêu đề: “Làm thế nào để bé ngừng ăn vạ?” → Chọn ảnh bé đang khóc hoặc có biểu cảm “ăn vạ”.

Tiêu đề: “5 trò chơi bố mẹ có thể chơi cùng bé” → Chọn hình cả gia đình đang chơi đùa cùng nhau.
Tiêu đề: “Lãnh đạo đau đầu vì doanh số giảm” → Chọn hình lãnh đạo ôm đầu, thể hiện sự căng thẳng.

Nếu không tìm được hình đúng ý, Yến hướng dẫn học viên ghép các hình minh họa lại với nhau hoặc chọn hình từ cùng một tác giả để giữ phong cách đồng nhất, và tạo ra được các concept hài hòa hơn.
Từ loay hoay suốt một ngày xuống còn 30 phút cho 1 bản thiết kế – Kết quả bất ngờ của việc thay đổi cách làm từ đầu!
Học viên của Yến từng mất cả ngày để làm một bài post, nhưng sau khi áp dụng 3 bước này, nhiều bạn đã có thể hoàn thành 3-5 bản thiết kế trong vòng chưa đến một giờ. Quan trọng hơn, họ biết cách làm ra những thiết kế đúng – đủ – đẹp, thay vì chỉ làm theo cảm tính, chọn bừa bãi cho có.
Là một Designer yêu thích lối thiết kế tối giản nhưng tinh tế và thẩm mỹ, Yến luôn tâm niệm rằng: Mỗi thiết kế là một câu chuyện. Và khi học viên bắt đầu biết cách sắp xếp câu chuyện ấy, họ không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi thay khách hàng truyền tải thông điệp đến đối tượng tiềm năng!
Nếu bạn cũng muốn nâng cao tư duy thiết kế và tìm cách làm nhanh hơn, dễ dàng hơn, đừng quên tham gia khoá học "Tự tin thiết kế Social Post" nhé. Yến luôn ở đây để đồng hành cùng bạn!

_
𝐘𝐄𝐍 𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 & 𝐁𝐑𝐀𝐍𝐃 𝐒𝐓𝐘𝐋𝐄
𝐄. Yendesign.brandstyle@gmail.com
𝐖. Yendesign.art
𝐒. Brand Style
Website Design
Graphic Design
Comments