Theo trải nghiệm của Yến, có thể rơi vào 3 trường hợp sau đây:
Trường hợp một - những người chỉ thích một công việc an ổn và hài lòng với điều đó, không có khao khát, nhu cầu hay kế hoạch cho việc làm kinh doanh từ chuyên môn.
Điều này cũng là bình thường, bởi mỗi người đều có lựa chọn phù hợp cho riêng mình. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp ở ngoài kia, rất nhiều anh chị em thiết kế đẹp và có kinh nghiệm nhưng họ không muốn khởi nghiệp, cũng không muốn làm kinh doanh riêng gì hết. Họ quyết định gắn bó với 1 tổ chức mà họ thích và làm những công việc ở đó mà thôi, cho nên trường hợp này thì cũng không có gì bàn cãi nhiều ha.
Nhưng, nếu bạn nằm ở trường hợp 2 hoặc 3 thì hãy cân nhắc những chia sẻ này của Yến nhé!
Trường hợp hai - người đang tìm con đường đi cho mình
Sau khi ra trường, không phải ai cũng may mắn có được cơ hội tốt, hay có sẵn một định hướng rõ ràng trong tay. Nhưng đâu đó 2 kiểu sau đây khá phổ biến:
Người thì cố gắng chạy nhiều task cùng một lúc: graphic, video film, photography, 3D,... để kiếm tiền, kiếm cơ hội
Người lại mãi theo 1 task duy nhất nhưng lại bị mắc kẹt, bế tắc, không biết làm sao để phát triển hơn nữa.
Hiện tại bạn đang là kiểu nào? Con đường nào đang khiến bạn rơi vào chơi vơi, vô định? Con đường nào khiến bạn cảm thấy có động lực chạy tiếp vì đã nhìn thấy nơi cần đến?
Có người nói rằng: Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Nhưng nếu chúng ta không có một hướng đi cụ thể, thì dù có đường đi rồi cũng sẽ có ngày đâm đầu vào bụi rậm hay vách đá mà thôi. Ít ra, bạn cần biết mình sẽ đi về hướng Bắc - hướng Nam Hay Đông Nam, thì mới áng chừng được bản thân sẽ đi qua những đoạn dốc, đèo hay cung đường nào để tới nơi, phải không?
Cho nên, sau một thời gian trải nghiệm với nghề, bạn nên tìm ra cho mình một con đường phát triển trong ngành, một hướng đi thật sự cho chính bạn. Đặc biệt, nếu bạn còn ấp ủ ước mơ mở công ty riêng, làm dịch vụ riêng hay làm kinh doanh dựa trên chuyên môn thiết kế, thì bạn nên sớm chọn ra một con đường cụ thể, và sẽ tốt hơn nếu bạn có thêm một mentor đồng hành, dẫn dắt bạn, để hạn chế bớt những sai lầm không đáng có.
Yến đã từng có thời gian không biết mình nên đi theo hướng nào để phù hợp. Thậm chí, còn có lúc ai kêu gì cũng “nhận”, và nhận với giá thấp để có việc. Và kết quả là mỗi ngày đi làm đều cảm thấy có phần "hoa mắt ù tai", làm mãi không hết việc, đem việc trên công ty về nhà là chuyện thường như ăn cơm bữa... Và điều này kéo dài đã khiến Yến rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất dần động lực, và niềm hứng khởi với nghề trong thời điểm đó.
May là sau đó, Yến cũng đã một lần dám dũng cảm đối diện, nhận diện những việc chưa hiệu quả của bản thân để rồi tìm ra con đường của riêng mình.
Trường hợp ba - khi tư duy cục bộ làm giới hạn phát triển sự nghiệp
Đứng trước mỗi ý tưởng thiết kế, có khi nào bạn dừng lại và tự hỏi: Khi làm sản phẩm này, bạn đã tính toán đến việc sản phẩm xuất hiện ở cả kênh digital và in ấn để cho ra bộ màu và phong cách phù hợp hay chưa?
Trong hành trình làm nghề, Yến đã gặp nhiều bạn designer rất giỏi. Sản phẩm của họ tinh tế, đẹp mắt, nhưng khi nhìn vào bức tranh tổng thể của thương hiệu, lại thiếu đi sự liên kết. Họ dừng lại ở việc chỉ tập trung vào từng sản phẩm mà chưa nghĩ xa hơn về sự đồng bộ và nhất quán trong nhận diện thương hiệu.
Khi làm việc theo lộ trình cuốn chiếu, các dự án lớn thường bắt đầu rất tốt. Nhưng theo thời gian, những sản phẩm về sau không còn giữ được chất lượng như ban đầu. Lý do là bởi họ chỉ chú ý đến sản phẩm ngay trước mắt, mà quên mất việc hình dung và lên kế hoạch cho những sản phẩm tiếp theo, làm sao để tất cả đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau trong bộ nhận diện thương hiệu.
Những điều Yến vừa chia sẻ chỉ mới 1 phần về tư duy tổng quan trong thiết kế. Để phát triển sự nghiệp lâu dài, bạn còn cần có một tư duy tổng quan về con đường sự nghiệp mình sẽ đi nữa.
Chính tư duy tổng quan đó sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi như:
Làm thế nào để bạn chạm đến và giữ chân khách hàng?
Làm thế nào để khách hàng sẵn sàng giới thiệu bạn?
Làm thế nào để khách hàng sẵn sàng chi trả chi phí cao?
…
Ngoài chuyên môn thiết kế, muốn có thương hiệu, muốn phát triển lên cao hơn, được nhiều khách hàng yêu thích và chọn lựa, bạn còn cần biết đến cả những thứ khác như: chính sách, quy trình, giao tiếp và cách xử lý rủi ro thế nào khi làm việc. Để từ đó tạo nên một thương hiệu về designer được khách hàng yêu mến. Đó chính là tư duy hệ thống khi xây thương hiệu.
Tóm lại, để “an ổn” với nghề, bạn chỉ cần thiết kế đẹp là được.
Nhưng để phát triển thành thương hiệu thiết kế, mang về lợi nhuận phù hợp với công sức và giá trị của bạn thì không thể không nhắc đến tầm quan trọng của tư duy hệ thống khi làm biz, bởi nhờ đó bạn sẽ:
Hiểu rõ thương hiệu của bạn cặn kẽ hơn và tất nhiên là cho cả khách nữa.
Nhìn được bức tranh tổng thể về tiến trình biz để có thể thiết kế chiến lược phát triển phù hợp.
Quản trị các rủi ro trong quá trình thiết kế và xây biz
Tạo sự nhất quán không chỉ trong các thiết kế, tạo nên sự ấn tượng mà còn cho chính biz của bạn.
Tóm lại, việc áp dụng tư duy hệ thống không chỉ giúp các designer tạo những thiết kế chuyên nghiệp, ấn tượng, rút ngắn thời gian thiết kế. Mà còn giúp khách hàng và cả thương hiệu của bạn nâng cao giá trị, duy trì một thương hiệu vững mạnh và có sức ảnh hưởng lâu dài trên thị trường.
Tất cả những điều này bạn đều sẽ được khám phá từng chi tiết trong Truyền Nghề duy nhất năm 2025 này của Yến.
Sự nghiệp thiết kế đang chờ đợi bạn đó ;)
_
𝐘𝐄𝐍 𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 & 𝐁𝐑𝐀𝐍𝐃 𝐒𝐓𝐘𝐋𝐄
𝐒. Brand Style
Website Design
Graphic Design
Comments